TEDxMekong – Bà Tôn Nữ Thị Ninh – Xây dựng thương hiệu và khởi nghiệp…

Posted by

Translator: An Bình Nguyễn Reviewer: Ai Van Tran Thưa tất cả các anh, các chị và các bạn. Đề tài của tôi nghe có vẻ rất là đạo mạo. Nhưng tôi hi vọng đối với các bạn nó sẽ thiết thực và thú vị. Nếu chúng ta muốn khởi nghiệp, đến một lúc nào đó trên hành tTranslator: An Bình Nguyễn Reviewer: Ai Van Tran Thưa tất cả các anh, các chị và các bạn. Đề tài của tôi nghe có vẻ rất là đạo mạo. Nhưng tôi hi vọng đối với các bạn nó sẽ thiết thực và thú vị. Nếu chúng ta muốn khởi nghiệp, đến một lúc nào đó trên hành trình của mình phải đặt ra vấn đề thương hiệu chứ không thể không đặt ra. Thương hiệu cho chính doanh nghiệp của mình. Hôm nay, ý tôi muốn gởi gắm các bạn là khi đặt vấn đề thương hiệu của một doanh nghiệp thì không thể tách nó khỏi hai loại thương hiệu khác, là thương hiệu lớn hơn thương hiệu của đất nước và dân tộc, cái gọi là thương hiệu quốc gia, và thương hiệu nhỏ hẹp hơn cũng vô cùng quan trọng, đó là nhân hiệu, là thương hiệu của chính những người là linh hồn hoặc đầu tàu của một doanh nghiệp.
Đó là những ý định của tôi. Tôi thấy có vài bạn nước ngoài ở đây tôi xin lỗi, tôi phải nói tiếng Việt là ngôn ngữ của số đông. Hi vọng các bạn có hiểu được một phần. Ý thứ nhất tôi muốn gởi các bạn như thế này. Khi nói đến thương hiệu, rất dễ có một ngộ nhận. Thương hiệu không chỉ là một hình ảnh, nó không phải chỉ là bề ngoài. Hình ảnh và bề ngoài không thể là thương hiệu. Tự nó không thể là thương hiệu. Để có thương hiệu, trước hết phải có giá trị lõi. phải có nền tảng và giá trị lõi mà mình đã xác định và xây dựng một cách có chủ đích, có ý thức và nhất quán. Và nó tích tụ đến một mức nào đó, còn đương nhiên đồng thời tôi nghĩ phải có nghệ thuật truyền thông để giá trị lõi đó không chỉ mình biết đến và mình tin vào nó mà mình lan tỏa nó để cho những người khác nhận thấy được những giá trị đó và được thu hút bởi những giá trị đó.
Lúc đó sẽ xuất hiện cái mà người ta gọi là thương hiệu. Cho nên cái này chúng ta phải rất rõ chứ còn nếu nói thương hiệu là đi đánh bóng mã bên ngoài rồi hình ảnh rồi vân vân thì hoàn toàn đó là marketing mà thôi. Thì như vậy nói cách khác đồ rởm mà ăn mặc đẹp thì tôi nghĩ không phải thương hiệu. Thương hiệu trước hết mà nhất là với những doanh nghiệp ở Việt Nam trước hết lõi của nó là chất lượng và sự chính trực của sản phẩm và của công ty. Một công ty lộn xộn có đi thuê PR đến đâu thì vẫn là công ty lộn xộn. Anh Tuyết, thấy anh có vẻ rất là đồng tình phải không ạ? Đấy, thế thì thông điệp đầu tiên tôi muốn nói là gì? Thế thì muốn có thương hiệu thì các bạn hãy xác định giá trị lõi, định hướng chiến lược của mình là gì.
Và như thế là gì, mình phải xác định bản ngã của mình – identity của mình mình là ai, mình là cái gì. Cái thứ hai là gì, mình hãy định vị bản thân. Phải định vị mình trong ngành nghề mình hoạt động. Định vị mình trong không gian địa lý của địa phương, của đất nước, của khu vực và toàn thế giới. Mình phải tự định vị mình gắn theo chiều dài của thời gian. Nếu mình sinh sau thì khác, nếu mình sinh cách đây 100 năm thì khác. Thành thử nhân tố thời gian trong định vị định vị thời gian — cũng quan trọng. Nói cách khác, các doanh nghiệp trẻ, các bạn đang muốn khởi nghiệp thì phải lập tức thử xem việc mình sinh ra vào thời đại nào, trong đất nước nào, đang ở giai đoạn nào thì lúc bấy giờ mới định vị được đầy đủ.
Và chúng ta phải có nghệ thuật nghệ thuật tạo sự cảm nhận và sự thu hút và thuyết phục thì lúc đó là vai trò của truyền thông. Và cảm nhận đó đương nhiên chúng ta phải làm một cách vừa rất bài bản, nhưng lại vừa rất nghệ thuật. Cái này thì nó hơi khó. Ý tôi muốn nói là đúng, cũng có thể có những nhà tư vấn sẽ phân tích là các nhóm đối tượng – đối với khách hàng thì ra sao, đối với truyền thông thì ra sao, đối với những người trong cùng ngành hay những đối thủ the competition — thì mình như thế nào, được cảm nhận ra sao. Người ta nể mình không, sợ mình không, người ta nhìn mình như thế nào. Nhưng có thể cả dưới con mắt của xã hội, của người dân thường.
Và bây giờ khi mà xã hội chúng ta, đương nhiên, nghĩ lại cộng đồng mạng nữa, cộng đồng mạng nhìn ta như thế nào, viết về chúng ta, nói về chúng ta như thế nào. Cho nên cảm nhận ngày nay tôi nghĩ nó rất là phức hợp. Và nó vừa là thách thức vừa là cơ hội phải nói là bao la nếu chúng ta biết khai thác nó. Đó là một ý tôi muốn gởi gắm. Ý thứ hai, khi tôi nói nó không chỉ là hình ảnh và bề ngoài thì tôi còn nói thậm chí nó có giá trị tiền tệ ghê gớm. Giá trị vô hình nhưng mà nhiều tiền lắm. Chúng ta đã tham khảo công ty Brand Finance đã xếp hạng 10 thương hiệu đắt tiền nhất thế giới. Đứng đầu là Google đúng không ạ? Bao nhiêu tỉ? Hơn 40 tỉ đô.
Vân vân vân vân. Không làm mất thì giờ. Chắc đã biết hết rồi. Nhưng nhắc cho chúng ta biết là gì, Google không cần bán bất cứ một sản phẩm sờ được, chỉ có tên của Google và tất cả những giá trị đằng sau cái tên đó đã là 44 tỉ đô rồi. Hơn GDP của không ít quốc gia trên thế giới này. Cho nên giá trị tiền tệ của nó đâu phải nhỏ. Nó có phải trừu tượng, có phải chuyện phù phiếm đâu. Thậm chí trong lĩnh vực chúng tôi đang hoạt động ngày nay là giáo dục, các bạn có biết Đại học Harran được đánh giá thương hiệu của mình là bao nhiêu không? Đại học Harren là 15,6 tỉ đô. Hơn cả Nike và Pepsi. Cái đó mới là thú vị.
Cho nên khi tôi nói giá trị vô hình – đúng không ạ? giá trị vô hình, và như vậy nếu một trường Đại học với tư cách là một thực thể xã hội, một định chế trí tuệ mà nó có giá trị tiền tệ như thế thì đó là điều đáng để chúng ta suy nghĩ khi chúng ta là một doanh nhân. Một ý tiếp theo tôi muốn nói là khi nói đến thương hiệu của một công ty, ý tôi muốn gởi gắm ở đây là nhân tố văn hóa và con người. Như vậy, tôi nói đến giá trị lõi nhưng tôi nói nữa về văn hóa và con người. Một nội hàm không nhỏ của thương hiệu là văn hóa và con người. Và ở đó, nó mới dẫn cho chúng ta thấy mối quan hệ hữu cơ theo hai chiều là từ thương hiệu doanh nghiệp mở rộng lên thương hiệu quốc gia, và thương hiệu quốc gia có nhân tố xã hội và con người – con người của dân tộc rất sâu nặng.
Và khía cạnh văn hóa và con người đấy lại tỏa xuống nhân hiệu. Apple thú vị là mỗi lần tôi thấy ông Steve Jobs đứng lên tuyên bố sắp sửa có iPod hay iPad mới nào đó thì tôi rất chú ý là ông này chả thua gì các hãng thời trang cao cấp. Ông có design của riêng ông, không biết các bạn để ý chưa. Luôn luôn ông mặc một cái áo cổ lọ và đen. Chắc không đến mức không đổi được màu. Nhưng đó như cái áo màu cam của anh Thông, anh đã nói đây là cách quảng bá công ty chi chi chi của anh Thông. Thế như vậy là gì (Vỗ tay) Như vậy là, giá trị sẽ có hình thù, hình hài văn hóa và con người. Phải như thế mới được.
Chứ không thể trừu tượng, khô khan được. Nó phải cái gì đó hấp dẫn. Tôi thấy ông Steve Jobs hấp dẫn lắm. Rất là hấp dẫn. Steve Jobs rất hợp với sản phẩm của ông. May mắn cho ông, phải nói rằng trông ông rất hợp với sản phẩm phải nói rất hấp dẫn của tập đoàn Apple. Như vậy là gì, một doanh nghiệp muốn có thương hiệu thì phải biết tự đặc biệt một cách hữu cơ trong vòng rộng lớn của thương hiệu quốc gia. Cái này thì tôi nói ở nhiều diễn đàn rồi. Cà phê Trung Nguyên, cà phê Highland, cà phê Ngọc Hà đừng bao giờ quên biết tận dụng cà phê Việt Nam. Và thật, chúng ta có biết tên của một cà phê Brazil hay không? Nhưng mà mình lại biết cà phê Brazil.
Chúng ta có biết tên của cà phê Columbia không? Chắc cũng không. Nhưng mà những người sành uống cà phê nói chung ở bậc 1 sẽ nhận biết rằng cà phê Brazil ngon, cà phê Columbia ngon, cà phê Kenya cũng ngon. Ít nhất là cái tối thiểu mình biết – là bởi tầm quốc gia, còn chưa dám nói mình biết được những thương hiệu thương mại của từng đất nước. Cho nên, chúng ta phải nhớ là tận dụng xây dựng mối quan hệ đó giữa thương hiệu của doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia. Chứ bây giờ tôi hỏi các bạn, ngày nay nói Korea, Hàn Quốc, thì các bạn nghĩ gì? Kim chi. Rạp phim. Không, thương hiệu nha. Samsung. LG.
Đúng rồi. Samsung, LG, vân vân. Như vậy là gì, ý tôi muốn nói là có những thương hiệu doanh nghiệp đã góp phần nổi bật để tạo nên thương hiệu quốc gia. Bản thân thương hiệu doanh nghiệp không thể đồng nhất với thương hiệu quốc gia. Thương hiệu quốc gia là một thể phức hợp rộng lớn hơn nhiều. Nhưng sự góp phần của những thương hiệu doanh nghiệp hàng đầu phải nói là có thể rất đặc sắc. Khi nói đến Samsung và LG thì nó toát lên một thế mạnh nào? Bây giờ như thế này nhé, các bạn nói Pháp, các bạn nghĩ gì? Nghĩ đến thế mạnh gì? Nước hoa. Là gì? Là thời trang, mỹ phẩm, vân vân. Còn bây giờ ngày nay, tôi thấy Hàn Quốc đã đạt được – một cái khá lắm – Hàn Quốc bắt đầu người ta nói design.
Người ta bắt đầu nói thiết kế. Các bạn cứ thử tôi — thỉnh thoảng tôi chắp tay sau lưng đi trong siêu thị. Tôi nhìn tôi quan sát — tôi thấy LG, tôi thấy họ đầu tư vào design rất là ghê. Và nói thật, nó đẹp chứ, bây giờ nhiều sản phẩm cũng có thể tốt hơn nhưng đẹp như sản phẩm của LG, như chiếc tủ lạnh LG thì tôi nghĩ chắc không phải đâu. Thế thì, ngày nay người ta nói Hàn Quốc là design. Người ta nói Pháp là ẩm thực và thời trang. Ngày nay, người ta nói Mỹ là gì? Vẫn là sáng tạo. Nói gì thì nói, rồi Google, rồi Facebook, rồi Twitter thì đều là của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đang lạc hậu nhiều thứ, nhưng vẫn dẫn đầu, vẫn mũi nhọn về công nghệ tinh vi và công nghệ sáng tạo nhất.
Tôi nghĩ là một doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu của mình cũng phải góp phần nghĩ: Một doanh nghiệp Việt Nam ra biển cả của kinh tế thế giới thì trước hết phải giương cao ngọn cờ người ta nhìn vào Việt Nam như thế nào. Đấy, tôi xin hỏi các bạn. Cái này không dễ đâu. Người ta bảo Việt Nam lúc trước người ta sẽ nói chiến tranh, người ta sẽ nói có thể là anh dũng. Ngày nay trong hòa bình và phát triển, người ta nói gì khi nói Việt Nam? Không nói gì á? Chết rồi! Không nói gì thì chết rồi! Tham nhũng. À không, cái đó thì có, nhưng mà nói tham nhũng thì cũng nhiều nước chứ đâu phải mình đâu.
Như Ấn Độ hiện giờ người nói ghê lắm. Tôi đang nói là người ta nói gì theo nghĩa là liên tưởng tích cực – tôi hỏi liên tưởng tích cực. Trẻ, năng động. Trẻ, năng động. Chăm chỉ. Bây giờ tôi nói thế này, “trẻ”, chính xác. Nhưng so Việt Nam về mặt cơ cấu dân số, chiều hướng dân số sắp sửa không còn trẻ nữa đâu. Ít năm nữa thôi. Cho nên tôi nghĩ dựa vào cái đó, nhưng mà chỉ có “trẻ” thì nó rất là khách quan. Nó chưa phải là một giá trị bản ngã. Nó chỉ là tình cờ khách quan, nó không phải một thế mạnh bản ngã. Thành thử chính chúng ta thử suy nghĩ. Người Nhật vừa rồi vụ Fukushima làm cho cả xã hội Việt Nam kính phục.
Đúng không? Trong những lúc hoạn nạn như vậy, ta thấy luôn sự tự trọng kinh khủng của một dân tộc. Thời chiến tranh nói thật bản lĩnh đó, giá trị đó giá trị lõi đó của cả dân tộc, người ta thấy dễ lắm. Chính ngày nay, tôi thấy có khi mờ mờ, xóa nhòa, lộn xộn, nó không rõ nét. Thành thử tôi nghĩ là một cái điều chúng ta nên trong thảo luận xã hội, động não với nhau, thử xem coi mình nên thúc đẩy và xây dựng ở cấp cộng đồng, cấp xã hội mình nên xây dựng cho dân tộc Việt Nam mình những giá trị gì mà để cho cả thế giới cập nhật được. Tôi xin nêu vài gợi ý theo cá nhân tôi, chủ quan hoàn toàn. Mà cái này cũng là giá trị đang bị lay động cho nên — vì vậy tôi nêu để chúng ta biết quý nó, nếu các bạn thấy như tôi đó là giá trị lõi của dân tộc Việt Nam thì chúng ta phải bảo vệ và phát huy nó.
Đó là tính nhân văn, nhân bản. Nghe có vẻ lạ đúng không? Tình cờ tôi làm về đối ngoại và tôi được tiếp xúc rất nhiều. Tôi được những người Hàn Quốc, kể cả trong nhóm có người Mỹ gốc Hàn Quốc, họ cứ ngạc nhiên vô cùng về câu chuyện người Việt và người Mỹ. Một chiến tranh ác liệt, kéo dài như thế, sao chả thấy người Việt tỏ ra hận thù rồi ghét rồi phỉ nhổ. Nói thật có những người lính Kiều, lính Mỹ sang đây cứ sợ rằng biết đâu mấy phút đầu, mấy giây đầu rất sợ. Sau đó lại đến một ngạc nhiên không hiểu nổi là tại sao dân tộc này, sau bao nhiêu câu chuyện, bây giờ ngày nay, cả xã hội chúng ta và cả thế giới bắt đầu phải nhìn nhận vấn đề da cam.
Nhìn nhận nó như thế nhưng mà chúng ta đối xử và nhìn nhận người Mỹ không có gì là căng thẳng. Cứ thử xem mỗi lần một Thủ tướng Nhật mà đi tới đền gì tôi quên tên rồi. Thì lập tức Trung Quốc và Hàn Quốc phản đối và biểu tình rồi ghê gớm lắm, làm cho chúng ta sôi sục về chuyện quá khứ ta không bỏ qua được. Tôi cũng nói với các bạn nước ngoài là cứ thử xem tôi rất là cảm thấy hạnh phúc vì sau bao nhiêu thập niên chiến tranh, người Việt Nam ta không bị hằn học . Cái nét gương mặt của người Việt Nam vẫn yêu đời, vẫn cởi mở. Không có những nét cay đắng và hận thù. Phải chăng đó là một trong những nét, những giá trị của lịch sử có trong từng người Việt Nam. Và với lối sống hơi gấp vội và giai đoạn chuyển tiếp này, chúng ta cũng rất dễ đánh mất.
Như vậy giá trị nhân bản, nhân văn đó của dân tộc Việt Nam nói chung, phải chăng đó có thể là một trong những giá trị của dân tộc, của quốc gia mà chúng ta thể hiện luôn trong thương hiệu của một doanh nghiệp thì cách chúng ta tổ chức và lãnh đạo và vận hành doanh nghiệp và bản thân mình, cá nhân mình tự xây dựng cho mình một hình ảnh mà nó tôn doanh nghiệp và góp phần trong thương hiệu quốc gia. Thì một trong những giá trị lõi đó là tôi nghĩ — là nhân bản, đi kèm theo tôi nghĩ — là sức sống và lạc quan, yêu đời. Cái đó các bạn gọi nó là “trẻ” nhưng mà tôi thể hiện bằng “sức sống, lạc quan và yêu đời.” Tôi thì không có trẻ, nhưng mà tôi nghĩ tôi lạc quan, yêu đời, cho nên là

https://youtu.be/0XFpnEbTys4Translator: An Bình Nguyễn Reviewer: Ai Van Tran Thưa tất cả các anh, các chị và các bạn. Đề tài của tôi nghe có vẻ rất là đạo mạo. Nhưng tôi hi vọng đối với các bạn nó sẽ thiết thực và thú vị. Nếu chúng ta muốn khởi nghiệp, đến một lúc nào đó trên hành t

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *