Xin chào mọi người. Trước khi chúng ta đến với chương trình ngày hôm nay. Tôi muốn giới thiệu đến các bạn nhà tài trợ của chương trình hôm nay. HSBC. Họ đã tài trợ cho bộ ba tập đặc biệt của chương trình. Và hôm nay là tập cuối với HSBC. Đây cũng là một pXin chào mọi người. Trước khi chúng ta đến với chương trình ngày hôm nay. Tôi muốn giới thiệu đến các bạn nhà tài trợ của chương trình hôm nay. HSBC. Họ đã tài trợ cho bộ ba tập đặc biệt của chương trình. Và hôm nay là tập cuối với HSBC. Đây cũng là một phần của chương trình đặc biệt của Vietnam Innovators. Mà chúng tôi muốn phát triển thêm. Đó là mang đến chương trình những chuyên gia hàng đầu. Về mảng kinh doanh tại Việt Nam. Để nói về những thử thách và tiềm năng. Đối với nền kinh tế, xã hội, và Việt Nam nói chung trong những năm tới. Trong tập ngày hôm nay, chúng tôi muốn nói về chuyển đổi số hoá. HSBC đã phát triển tại Việt Nam 151 năm. Và qua thời gian này. Họ đã tập trung phát triển những điểm mạnh của họ. Những mối quan hệ với nước ngoài. Những đổi mới và phát triển bền vững. Để mở ra những cơ hội quốc tế cho Việt Nam.
Nếu đây là chủ đề bạn quan tâm. Về những khách mời đặc biệt mà chúng tôi mang đến tới chương trình. Các bạn có thể ủng hộ kênh của chúng tôi bằng cách thích kênh Youtube. Spotify, Apple Podcasts, Facebook. Nơi mà bạn có thể tìm thấy nội dung của chúng tôi. Để giúp chúng tôi mang những cái tên này đến với chương trình. Cùng đến với chương trình ngày hôm nay. Chào mừng các bạn đến với Vietnam Innovators. Cảm ơn vì đã đón xem mỗi tuần. Trong khoảng thời gian 12 tháng vừa qua. Của Vietnam Innovators. Khách mời hôm nay là Stephanie Betant. Cô ấy là Head of Wholesale Banking tại HSBC. Ngân hàng là một trong những ngành phát triển vượt trội tại Việt Nam. Lí do vì đâu?. Đó là vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp. Nhỏ, lớn, tập đoàn, bất kể kích cỡ. Đều đang tìm kiếm những lựa chọn tài chính và cộng sự mới. Để phát triển doanh nghiệp của họ tại Việt Nam.
Stephanie, cảm ơn vì đã đến với chương trình. Cảm ơn về thời gian của cô. Cảm ơn vì đã mời tôi. Head of Wholesale Banking. Nghe khá vất vả nhỉ?. Cũng khá dài nữa. Hãy mổ xẻ nó một chút. Có vẻ nhưng bộ phận này đóng vai trò trọng yếu tại HSBC. Và cả trong thị trường ngân hàng nữa. Cụ thể công việc của cô tại HSBC là gì?. Tập đoàn lớn, chúng tôi thích cái tên phức tạp. Thật sự thì ý nghĩa của nó là. Doanh nghiệp tới doanh nghiệp. Tôi đứng đầu một đơn vị về ngân hàng cho doanh nghiệp. Những doanh nghiệp mà chúng tôi hỗ trợ. Là những tập đoàn lớn. Những doanh nghiệp Nhà nước. Nơi đầu tiên cần đến giải pháp tài chính quốc tế. Chúng tôi tạo những thị trường trung gian. Và tất nhiên, chúng tôi là ngân hàng quốc tế. Cho những nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hỗ trợ những nhà đầu tư quốc tế khi họ tiến vào thị trường Việt Nam.
Đồng thời cũng hỗ trợ những ngân hàng khác. Vâng, cũng khá nhiều thứ. Đang có nhiều nguồn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Họ đang nhìn vào Việt Nam. Họ đang khám phá hoặc chuẩn bị tiến vào. Họ sẽ liên ljac với đội của cô để hiểu những khả năng về quy mô. Những nền tảng cần để có thể thành công ở đây. Chúng tôi làm một vài thứ. Ví dụ như chúng tôi kí MoU với MPI. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Để thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chúng tôi tổ chức 2030 hội thảo trực tuyến mỗi năm. Với những quốc gia trên thế giới. Để nói về bối cảnh đầu tư tại Việt Nam. Những cơ hội đầu tư. Xây dựng trụ sở ở đây sẽ như thế nào. Và làm như thế nào? Đối tác là những ai?. Và tất nhiên, chúng tôi hỗ trợ nền tảng ngân hàng. Mỗi nhà đầu tư sẽ có nhu cầu khác nhau. Và khả năng để cung cấp cho họ thông tin về Việt Nam. Và các công ty về các dự luật.
Đó là những mảng chính chúng tôi làm cho đầu tư nước ngoài. Tôi tin rằng cô và đội ngũ của mình sẽ hiểu về Việt Nam. Hơn các khách hàng vừa vào Việt Nam. Họ sẽ nhờ đến chuyên môn của cô. Cô đã sống ở đây được một thời gian. Trước khi đi vào chủ đề lớn của ngày hôm nay. Cô đã ở đây được bao lâu rồi?. Và có gì ở đất nước này khiến cô hứng thú?. Đặc biệt là ở khía cạnh kinh doanh. Tôi đã dành 20 năm cuộc đời sinh sống tại khu vực châu Á. Nhưng tôi còn khá mới với Việt Nam. Tôi ở đây được 2 năm rưỡi. Tôi nghĩ điều tôi thích ở đất nước này là. Tôi là người Pháp. Nên khi lái xe vòng quanh Sài Gòn vào buổi sáng. Ai cũng đang nhâm nhi cà phê. Ai cũng biết tận hưởng cuộc sống. Nó gợi nhớ tôi về Paris. Và có một chút cảm giác như quê hương. Nhưng điều tôi sẽ nói với các nhà đầu tư. Khi mà họ muốn tiến vào thị trường Việt Nam.
Có những điểm trọng yếu đang lái thị trường. Đầu tiên là sự biến đổi của tầng lớp trung lưu. Chúng ta đều biết điều này. Họ đang bùng nổ tại Việt Nam. Chúng ta có một thị trường nội địa. Chúng ta còn có hai phần ba cả nước chưa có ngân hàng. Nên tài chính toàn diện đang dần hoàn thiện. Nó sẽ tạo nên vô vàn cơ hội cho thị trường nội địa. Việt Nam cũng nằm ở giữa ASEAN. Ở một vị trí địa lí quan trọng. Giữa Trung Quốc và kéo về phía Tây. Và vị trí hoàn hảo trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Nó có sự kết nối với thế giới. Chúng ta có thể thấy điều đó, đúng không?. Với sự đa dạng hoá trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Khi mà những công ty không chỉ nhắm đến các xưởng ở Trung Quốc. Mà còn những nơi khác. Việt Nam đưa đến những cơ hội tuyệt vời. Chúng ta biết rằng cứ 1 trong 2 điện thoại của Samsung. Được sản xuất tại Việt Nam.
Chúng ta có một chuỗi cung ứng như thế. Đó là một cơ hội lớn. Và điều cuối cùng là. Anh có nói chuyện với CEO của chúng tôi về vấn đề này. Sự chuyển đổi của nền kinh tế tới với Net Zero. Thủ tướng đã có một lời hứa. Và nó sẽ là chủ đề thúc đẩy cho thị trường. Nên hỗ trợ cho sự chuyển mình đó cũng là một cơ hội lớn. Có nhiều tham vọng cho thị trường này. Cảm ơn cô vì đã gói gọn lại những ý này. Hãy nói về công ty tại Việt Nam nữa. Tại sao họ cần nhìn ra thị trường quốc tế?. Tại sao họ cần chuẩn bị cho dòng chảy các công ty. Mà đang chuẩn bị tiến vào thị trường?. Cô có điều gì có thể chia sẻ cho họ. Khi họ đang suy nghĩ đến. Vị thế của Việt Nam đối với toàn cầu. Tôi nghĩ việc mở rộng ra quốc tế có vai trò khác nhau với mỗi công ty. Đầu tiên là, bạn có phải một công ty xuất khẩu không?. Bạn có nằm trong chuỗi cung ứng đó không?.
Nhìn vào những công ty may mặc. Phát triển bền vững đã trở thành một chủ đề chính đối với cung ứng. Vậy nếu bạn cung cấp cho thị trường đó. Hãy đảm bảo rằng bạn nghĩ đến những xu hướng này. Bởi vì nó sẽ giúp bạn trở nên cạnh tranh hơn. Khi những công ty nước ngoài khi họ nhìn vào nguồn cung ở Việt Nam. Một chủ đề khác nữa là. Sự phát triển của những công ty lớn tại Việt Nam. Chúng tôi đã giúp những công ty lớn tại Việt Nam. Huy động gần 3 tỷ từ nước ngoài trong năm nay. Họ đang chạm vào những thị trường nước ngoài. Khi họ nhìn vào việc phát triển tại Việt Nam. Đó cũng là một cơ hội lớn. Tôi cũng sẽ nói rằng. Thế giới đột nhiên ‘đóng cửa’. Nhưng đồng thời nó cũng ‘mở ra’. Bởi vì sự biến đổi của kỹ thuật số và thương mại điện tử. Nghĩa là bỗng nhiên từ Việt Nam, bạn có thể lại gần với thế giới. Nhưng để hiểu làm sao có thể tiến vào một thị trường mới.
Đâu là những hố rơi,. Đâu là cơ hội,. Chúng tôi có mạng lưới với hơn 60 quốc gia. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng. Tìm hiểu cách để du nhập vào những thị trường mới. Và chuẩn bị cho những mảng đầu tư. Tại sao công ty Việt Nam nên tìm vốn quốc tế?. Cô đã đề cập đến 3 tỷ đầu tư từ nước ngoài. Tại sao đó là một nguồn đầu tư tốt?. Có thể là nó khác hoặc tốt hơn những cách khác?. Tôi không nghĩ nó phải là một hướng đi nhất định. Tôi nghĩ hãy chạm vào những cơ hội có ngoài kia. Nếu bạn có một sản phẩm tuyệt vời được ra mắt tại thị trường mới. Chúng ta thấy với Vinfast EV. Tại LA Auto Show. Tôi nghĩ chúng ta đều nhớ. Có một dòng xe của Việt Nam sẽ được bán tại Mỹ. Đó là cơ hội tuyệt vời cho Vinfast. Tôi nghĩ nó còn là sự cạnh tranh. Việt Nam GDP lúc này có 69%. Là tự vốn đầu tư nước ngoài. Làm sao để có thể tiếp tục thu hút nguồn đầu tư nước ngoài?.
Hiển nhiên là qua việc giúp đỡ phát triển kinh tế nội địa. Thị trường nội địa. Bạn phải suy nghĩ ra ngoài quốc tế. Làm sao bạn có thể cạnh tranh với Bangladesh về may mặc?. Hoặc chúng ta có thấy nhiều công ty. Ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau. May mặc là một, Nội thất là hai. Làm sao để họ trở nên cạnh tranh?. Và tôi nghĩ công nghệ cũng là một cơ hội lớn. Và công nghệ như chúng ta biết, nó vô cùng toàn cầu. Việt Nam là một môi trường hỗ trợ tốt cho đầu tư nước ngoài. Và việc dễ dàng để kinh doanh tại đất nước này. Nghĩa là nó cũng sẽ cạnh tranh. Khi những nhà đầu tư này tham gia. Nên sự đổi mới là rất quan trọng. Stephanie, chúng ta đã nói về kinh tế vĩ mô tại Việt Nam. Những cơ hội và thử thách. Không chỉ ở đây tại Việt Nam. Mà còn cho những ai đang muốn ra ngoài thế giới. Hãy lùi lại một bước và nói về sự chuyển đổi số.
Và cách giúp thúc đẩy sự đổi mới và tốc độ tăng trưởng của những công ty này. Tôi biết là HSBC đang số hoá nhiều thứ trong suốt mạng lưới của mình, cho phép người dùng Việt truy cập từ nước ngoài. Chị có thể kể ra một số lợi ích hoặc đổi mới không? Tất nhiên! Có thể thấy hiện nay, trong ngành ngân hàng tại Việt Nam có quá nhiều giấy tờ. tôi nghĩ chỉ có dưới 50% là giao dịch số. Và chúng ta có thể thấy trong lúc giãn cách, nhu cầu giao dịch số đã được ưu tiên hơn bất kì phương thức nào khác. Vậy thì nó không chỉ an toàn hơn, tốt hơn, nhanh hơn khi thực hiện, mà còn rất quan trọng cho việc giao dịch nhanh.
Những gì chúng tôi đã thực hiện là chúng tôi đã đầu tư vào rất nhiều nền tảng số. Và cũng đã dành một lượng lớn thời gian cũng như một số tư tưởng lãnh đạo về thị trường để biết được những lợi ích trong việc số hoá. Mới đây, chúng tôi vừa trao đổi với ngân hàng nhà nước Việt Nam để thuyết phục họ thực hiện việc số hoá đó. Tôi sẽ kể ra một ví dụ nhé. Một trong những việc chúng tôi đang thực hiện là mang công nghệ blockchain vào thư tín dụng. Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Ngày nay, nếu anh cần một lá thư tín dụng, thời gian xử lý sẽ là 10 đến 14 ngày. Nhưng nếu có công nghệ blockchain, anh có thể thực hiện dưới 1 ngày, đúng hơn là 8 tiếng.
Vậy thì tốc độ để thực hiện công việc và sự bảo mật cũng được cải thiện. Dịch Covid cũng đã tạo ra một cơ hội hoàn hảo cho việc này. Trước đây, những giao dịch của chúng tôi chỉ có 50% là số. Bây giờ, con số đó đã lên đến 7080% Đây là cơ hội lớn cho ngành ngân hàng. Liệu xu hướng này có bền lâu trong thời kì hậu Covid tại Việt Nam không? Hay là mọi người sẽ quay trở lại với giấy tờ? Tất nhiên là sự biến đổi này đã bị ép lên họ rồi. Vậy thì đâu là những lý do để họ tiếp tục? Do ít chi phí? Và tất nhiên là nhanh hơn rồi. Theo chị thì họ sẽ có những lợi ích gì khác? Tất nhiên là nó sẽ nhanh hơn nhiều.
Tiện lợi hơn nhiều. Tôi không nghĩ là anh đã đang giao dịch qua mạng và bỗng dưng muốn đến trực tiếp ngân hàng và đứng xếp hàng để được giao dịch. Tốc độ và độ tiện lợi là hai điều có thể thấy rõ. Đúng là nó ít chi phí hơn. Rõ ràng là giao dịch giấy tờ tốn kém hơn giao dịch số rất nhiều. Nó không đòi hỏi quá nhiều nhân lực. Ngoài ra cũng an toàn hơn nữa. Lừa đảo là một vấn nạn lớn trong một thị trường mới nổi. Vì vậy, khi thực hiện qua điện tử sẽ an toàn hơn rất nhiều. Để cho người nghe của chúng ta biết hơn thì chị Stephanie có thể kể thêm về những tiệp người dùng này là ai không? Họ đã sử dụng công nghệ này như thế nào? Và nếu được, chị có thể kể ra vài cái tên không? Vâng, tất nhiên! Tôi nghĩ là sự đổi mới chính là mấu chốt cho cách vận của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Năm nay, chúng tôi đã thực hiện trái phiếu bền vững có thể chuyển đổi cho Vingroup. Và đây không chỉ là lần đầu với Việt Nam mà còn với cả thế giới nữa. Điều này có nghĩa là huy động vốn vào thị trường vốn, và dùng nó để duy trì các bên. Một việc khác mà chúng tôi đã làm là hỗ trợ cho Nutifood trong việc tín dụng xuất khẩu mà không phải quá phức tạp. Cơ bản là chúng tôi hỗ trợ họ mua máy móc mới, và hiện đại hoá chuỗi sản xuất của họ. Đó cũng là một cơ hội lớn cho chúng tôi. Chúng tôi cũng đã thực hiện sản phẩm tiền gửi xanh đầu tiên cho Việt Nam. Chúng tôi đã làm việc với một số công ty đa quốc gia để bảo đảm một số giải pháp ttrên toàn bộ nền tảng ngân hàng về tiền gửi xanh Và cuối cùng, trong ngân hàng bán lẻ của chúng tôi, chúng tôi đã lên một quy trình nhanh cho thẻ tín dụng.
Có nghĩa đây sẽ là. tỷ lệ xử lý trực tiếp cao nhất,. từ lúc bạn bắt đầu dùng ứng dụng. cho đến lúc bạn nhận được thẻ.. Chị vừa nhắc đến trái phiếu bền vững của Vingroup.. Tại sao nó lại là đầu tiên trên thế giới?. Điều gì đã thúc đẩy. sự biến đổi đó xảy ra đầu tiên tại đây,. cụ thể hơn là tại Vingroup?. Mọi người ở đây cũng đã nghe đến Vingroup,. họ là một công ty rất hay đổi mới,. nên họ đã có những suy nghĩ hơi khác. về những cách thức huy động vốn. và trở nên khác biệt.. HSBC đã là cố vấn bền vững duy nhất của họ.. Vậy, giá trị doanh nghiệp và hành trình chuyển đổi. chính là mối quan tâm lớn nhất của họ.. Những tham vọng cá nhân. của chị về thị trường này là gì?. Có điều gì nên dễ dàng hơn không?. Hay là có điều gì khó khăn?. Chị giáo dục khách hàng của mình như thế nào. về những thực tại đó?. Điều này khá là gần với tôi vì.
Tôi đã đến Việt Nam vài tháng trước Covid, những tưởng sẽ có thật nhiều thời gian để khám phá nơi đây, và chuyện gì xảy ra sau đó thì chúng ta rõ rồi nhỉ? Tôi tin Việt Nam sẽ vực dậy mạnh mẽ hơn sau Covid. Và đó cũng làm tham vọng của tôi về nó. Sức hút của thị trường Việt Nam đã rất mạnh mẽ trước Covid rồi. Và tôi nghĩ là nơi đây sẽ dần thành công hơn nữa. Đầu tiên, tôi nghĩ là nhân lực Việt Nam rất kiên cường. Chúng ta có thể thấy điều này trong hoặc sau thời giãn cách. Số lượng ý tưởng đổi mới đã được đưa ra. Và tốc độ thích nghi cũng rất tốt. Một sản phẩm mới có thể đáp ứng nhu cầu xuất hiện ngay sau 6 tuần.
Tôi nghĩ tư tưởng đó là đã mang một cơ hội rất lớn về cho Việt Nam. Và rồi, sự tiện lợi trong việc kinh doanh. Mặc dù đôi khi cũng trông hơi phức tạp, nhưng nếu so sánh với các thị trường quốc tế, kinh doanh tại Việt Nam dễ hơn là làm tại Mexico, dễ hơn Canada nữa, và chính phủ đã ký những hiệp định thương mại song phương, đem lại nhiều cơ hội lớn cho công ty nội địa. Liệu các công ty nước ngoài đã biết về việc kinh doanh tại Việt Nam dễ dàng thế nào chưa? Công việc của chị có phải là giáo dục họ, và ngoài ra còn cách nào khác để truyền đạt đến thế giới về những cơ hội kinh doanh dễ dàng tại đây? Vâng, đó là một phần công việc của chúng tôi.
Tôi đã kể đến biên bản ghi nhớ với Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư. Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức rất nhiều hội thảo cùng với nhiều quốc gia khác nhau. Chúng tôi có một buổi với châu Âu, một buổi với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đông Nam Á, để chia sẻ về những tiềm năng tại thị trường này. Tập hôm nay của chúng ta sắp đến hồi kết rồi. Tôi còn một câu hỏi nữa muốn hỏi chị về những thử thách các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải. Trước đó, tôi đã nhắc đến những nhận thức về sản phẩm của Việt Nam và chúng ta cũng biết là chất lượng đang gia tăng. Chúng ta có thể thấy các doanh nghiệp đang tăng trưởng, đầu tư vào những khả năng mới.
Nhưng liệu các quốc gia khác đã nhận thức được điều này? Tôi rất tò mò về những trải nghiệm của chị về những công ty Việt Nam phát triển ra nước ngoài. Họ đã gặp những thử thách gì? Qua trải nghiệm của chị. Tôi nghĩ là trong việc này có 2 điều là Tất nhiên là chúng ta phải đảm bảo sản phẩm của mình phải đủ để cạnh tranh trong thị trường. Và chúng ta phải thực sự chắc chắn về điều đó. Thứ hai là phải thích nghi. Chúng ta tiến vào một thị trường mới, chúng ta phải hiểu hơn về nó và thích nghi với những biến đổi là rất quan trọng. Khả năng phục hồi là rất quan trọng cho doanh nghiệp Việt Nam. Và sự đổi mới FPT, một trong những doanh nghiệp lớn tại đây, đã mở rộng ra rất nhiều nước và đang tiến hành trở thành một trong những trung tâm AI cho thế giới, tại Việt Nam.
Chúng ta có rất nhiều những chuyên gia về khoa học máy tính tại Việt Nam và họ đang thực hiện điều đó. Tôi nghĩ là tuy đây là thử thách lớn nhưng tôi tin vào khả năng phục hồi và sự đổi mới trong thị trường này. Tôi tin chắc rằng họ sẽ đạt được nó. Tuyệt vời. Việt Nam không chỉ có xuất khẩu, mà như chị đã nói, còn có nhiều đổi mới về công nghệ nữa. Rất nhiều người ngoài chưa thể thấy được điều này. Cảm ơn chị về những điều chị đã chia sẻ. Tập ngày hôm nay của chúng ta kết thúc tại đây. Cảm ơn chị đã chia sẻ kinh nghiệm và những điều các công ty nên nhìn nhận khi vào thị trường Việt Nam hoặc thị trường ngoài.
https://youtu.be/_TNlrO5hKe0Xin chào mọi người. Trước khi chúng ta đến với chương trình ngày hôm nay. Tôi muốn giới thiệu đến các bạn nhà tài trợ của chương trình hôm nay. HSBC. Họ đã tài trợ cho bộ ba tập đặc biệt của chương trình. Và hôm nay là tập cuối với HSBC. Đây cũng là một p
Chuyển đổi số – Củng cố sức mạnh thương hiệu – Stephanie, GĐ Khối DVNHDN HSBC VN | VI S2 EP28
Posted by
–
Để lại một bình luận